Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2016

Thiết kế website tại Biên Hòa; Thiết kế website tại Đồng Nai; Hỗ trợ doanh nghiệp quảng cáo

TP.Biên Hòa là nơi có nhiều di tích lịch sử, tốc độ kinh tế phát triển nhanh và còn là “cửa ngõ” của TP.Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế năng động nhất cả nước. Chính vì vậy, việc phát triển một đô thị hài hòa, có nét riêng là điều rất quan trọng.
Các doanh nghiệp trên địa bạn thành phố Biên hòa nói riêng và trên toàn tỉnh Đồng Nai nói chúng rất có điều kiện để phát triển. Tuy nhiên với xu thế toàn cầu hóa và xu thế thương mại điện tử như hiện nay thì điều rất quan trọng đó là các doanh nghiệp cần phải nhanh chóng xây dựng một website để tạo cửa ngõ cho chính doanh nghiệp mình tiếp cận khách hàng

* Quy hoạch cần “bám” sôngBiên Hòa xưa vốn rất nổi tiếng, mang đậm dấu ấn trong tâm trí nhiều người dân các tỉnh thành khác. Sau này, TP.Biên Hòa lại ghi thêm dấu ấn về phát triển công nghiệp với 5 khu công nghiệp (KCN) có từ khá sớm. Việc quy hoạch  mở rộng thành phố về hướng Nam được nhiều nhà chuyên môn cho là hợp lý để tạo sự phát triển cho tương lai.
Theo Hội Kiến trúc sư Đồng Nai, TP.Biên Hòa có những di tích, cảnh quan rất có giá trị cần được bảo tồn và phát triển. “Bảo tồn ở đây không phải là “đóng khung” giữ lại, mà phải để nhiều người biết và trân trọng hơn, thông qua quy hoạch phát triển không gian đô thị chú ý những nét riêng. Chỉ riêng cù lao Hiệp Hòa (cù lao Phố) xưa vốn là một thương cảng lớn, ngoài ra còn có những đình, chùa, đền thờ  rất cổ xưa có dấu ấn rõ nét. Đây là một lợi thế để tạo bản sắc riêng của một thành phố. Không chỉ vậy, còn những địa danh khác, như: khu vực cầu Ghềnh, Thành Kèn, Dốc Sỏi… cũng cần được bố trí bảo tồn” - ông Lê Mạnh Dũng, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Đồng Nai, chia sẻ. Theo ông, những cảnh quan thiên nhiên cũng cần giữ gìn để tạo nên bản sắc, cụ thể là dòng sông Đồng Nai ở khu vực Biên Hòa cũ và những kênh rạch của các xã thuộc Biên Hòa mở rộng.
TP.Biên Hòa có tổng diện tích đất tự nhiên trên 26.350 hécta, bao gồm 30 đơn vị hành chính, trong đó có 23 phường và 7 xã. Tổng dân số của thành phố đến tháng 12-2012 đạt khoảng 1 triệu dân, ngoài ra còn có khoảng 300 ngàn công nhân làm việc trong các KCN. Thành phố có 5 KCN là: Biên Hòa 1, Biên Hòa 2, Amata, Loteco Long Bình và KCN Tam Phước với tổng diện tích khoảng 1.300 hécta, ngoài ra còn có các cụm tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động.
Nhiều kiến trúc sư đã đánh giá rất cao giá trị của dòng sông Đồng Nai. Sông ở đây khác hẳn với những con sông ở các tỉnh phía Bắc, miền Trung và miền Tây Nam bộ bởi không bị lũ lụt, là điều kiện thuận lợi cho việc thiết kế xây dựng đô thị. 
Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, khi làm phản biện cho đồ án quy hoạch của tỉnh cũng cho rằng sông Đồng Nai có giá trị rất lớn về nhiều mặt, như: cung cấp nguồn nước ngọt, giao thông và đặc biệt là tạo cảnh quan đô thị. Ông Chính đánh giá rất cao tiềm năng của sông Đồng Nai mà nổi bật là làm nền để phô diễn một đô thị đẹp, tạo dấu ấn riêng.
* Trục phát triển song song
Theo quy hoạch, TP.Biên Hòa sẽ phát triển không gian theo cấu trúc chuỗi đô thị đa trung tâm dọc theo trục sông Đồng Nai và trục quốc lộ 51 với hướng phát triển không gian chính xuống phía Nam. Ở đây tạo thành 3 trục khá rõ nét: dọc theo sông Đồng Nai sẽ là trục sinh thái, kế tiếp là trục kinh tế được nối tiếp bởi các KCN và ngoài cùng là trục đô thị. Ba trục này được phát triển gần như song song và có sự bổ sung cho nhau rất lớn, cụ thể là lấy trục kinh tế nuôi phát triển đô thị và lấy sinh thái làm bản sắc cho đô thị. Trục sinh thái được bắt đầu nối từ vùng Tân Triều (huyện Vĩnh Cửu) kéo dài xuống đến xã Tam Phước.
 Theo các nhà chuyên môn thì TP.Biên Hòa hiện đã có quy hoạch khá rõ, việc còn lại là quản lý tốt xây dựng phát triển không gian đúng theo quy hoạch. Ông Chính nói: “Tôi rất quan tâm đến cán bộ quản lý, nhất là cấp phường, xã phải hiểu về quy hoạch và biết cách quản lý. Cũng cần làm cho người dân hiểu rõ tầm quan trọng của quy hoạch để thực hiện đúng”. Thuận lợi của TP.Biên Hòa phát triển không gian đô thị xuống phía Nam là mật độ dân cư còn khá thấp, vì vậy việc quy hoạch và phát triển đô thị sẽ dễ dàng, đúng tiêu chuẩn hơn và không làm xáo trộn dân cư lớn.
Trong việc phát triển đô thị xuống phía Nam, các nhà tư vấn cũng lưu ý, mặc dù có những thuận lợi khu vực đô thị do nằm phía hạ du sông Đồng Nai, nhưng nơi đây được xem là những túi để thu nước. Vì vậy, việc chống ngập và hệ thống thoát nước khu dân cư phải được thực hiện đúng theo quy hoạch, nếu không sẽ rất khó khăn cho xử lý sau này. Điều này thấy rõ là TP.Hồ Chí Minh cũng như nhiều thành phố khác đang bị gánh nặng về tình trạng ngập nước. Với tác động xấu của biến đổi khí hậu như hiện nay thì với những thành phố ven sông, bài toán mới đặt ra là hệ thống thoát nước đô thị cũng như cốt nền xây dựng phải được tính toán kỹ.
Những dự án sẽ tạo điểm nhấn và thay đổi diện mạo cho TP.Biên Hòa:
Dự án đường ven sông Cái:
Tuyến đường dọc theo sông Cái (đường Trần Phú) nối từ đường Hà Huy Giáp (phường Quyết Thắng) đến đường Trần Quốc Toản (phường An Bình). Tuyến đường đi qua 5 phường là: Quyết Thắng, Thống Nhất, Tân Mai, Tam Hiệp và An Bình, nối dài từ những phường nội ô thành phố đến gần KCN Biên Hòa 1. Đường có chiều dài gần 4,6 km, lộ giới là 32m được xây dựng theo loại đường đô thị thuộc đường chính khu vực, cấp kỹ thuật 60 (tốc độ 60 km/giờ). Dự kiến tổng mức đầu tư cho tuyến đường Trần Phú gần 2 ngàn tỷ đồng. Dự án được nhiều người dân thành phố kỳ vọng, bởi nó không chỉ giải quyết vấn đề giao thông mà còn tạo ra một không gian công cộng ven sông.
Dự án cầu An Hảo:
Dự án xây dựng cầu An Hảo bắc từ cù lao Hiệp Hòa sang KCN Biên Hòa 1 (gần ngã tư Vũng Tàu - TP.Biên Hòa), dự kiến sẽ khởi công xây dựng vào cuối năm 2014. Cầu An Hảo được xem là cửa ngõ của TP.Biên Hòa, sẽ rút ngắn khoảng cách khá lớn giữa trung tâm TP.Biên Hòa với quốc lộ 1 và quốc lộ 51. Dự án cầu An Hảo gồm phần cầu và đường từ chân cầu nối với đường Đặng Văn Trơn có tổng chiều dài khoảng 2km, trong đó phần cầu chiều dài là 492m, rộng 30,5m  với quy mô 6 làn xe (4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ) và phần đường có chiều dài 1,4km. Tổng số vốn cho dự án trên là 1.300 tỷ đồng, hiện dự án đang chuẩn bị cho thi kiến trúc.
Dự án chuyển đổi công năng Khu công nghiệp Biên Hòa 1:
KCN Biên Hòa 1 có diện tích 334 hécta, nằm dọc theo quốc lộ 1. Từ năm 2009 đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép tỉnh lập đề án chuyển đổi công năng sang thành khu đô thị - thương mại - dịch vụ để giải quyết vấn đề ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước sông Đồng Nai làm ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của hơn 20 triệu dân vùng Đông Nam bộ phía hạ du sông Đồng Nai. Thế đất ở đây khá đắc địa, một mặt chạy dọc theo quốc lộ1, còn một bên ôm lấy sông Cái (nhánh sông Đồng Nai), nơi đây nếu tổ chức không gian kiến trúc cho một khu đô thị - thương mại - dịch vụ, sẽ là bộ mặt khang trang cho TP.Biên Hòa.

Vân Nam
Bài viết sử dụng ngồn: http://www.baodongnai.com.vn/kinhte/201311/tp-bien-hoa-chuoi-do-thi-da-trung-tam-2276516/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét