Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

Bàn về vấn đề đăng ký thương hiệu, đăng ký bản quyền trong thời kỳ toàn cầu hóa, thế giới phẳng

DÙNG TRUYỀN THÔNG ĐỂ BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU
Như các bạn đã biết, trong thời kỳ hiện nay thế giới giới của cúng ta phát triển rất nhanh về nhiều mặt. Đặc biệt là mặt truyền thông, công nghệ thông tin. Truyền thông có sức mạnh lam tỏ đến mọi ngóc ngách của xã hội hiện đại. Sức mạnh truyền thông đã làm cho chúng ta xích lại gần nhau. Những người ở những châu lục xa xôi, đều có thể biết nhau và kết bạn với nhau thông qua truyền thông. Hay nói cách khác truyền thông đã làm cho thế giới "phẳng" hơn. Một thế giới tri thức là sức mạnh, còn truyền thông là công cụ lan tỏ tri thức.

Trong thời kỳ hiện nay thì những mạng xã hội là công cụ có sức lan tỏ lớn. Một sự kiện gì dù nhỏ hay lớn đều dễ dàng xuất hiện trên mạng xã hội, và kể cả báo chí. Như vậy chỉ sau vài giây thì cả xã hội đều biết đến sự kiện đó. 

Vậy trong một xã hội như thế, một doanh nghiệp hay cá nhân muốn bảo vệ thương hiệu hiệu thì không khó. Quan trong là biết cách sử dụng truyền thông, mạng xã hội dúng nghĩa.
Ví dụ 1: Một công ty sản xuất giầy dép A, thiết kế ra được một mẫu giày thể thao mà chưa từng có trên thị trường. Mẫu giầy này được nhiều vận động viên yêu thích. Công ty A này lo lắng sự bị mất bản quyền thiết kế giầy. 
hình minh họa
Nếu theo cách thường làm thì mang nay mẫu đó đến đăng ký kiểu dáng, chất lượng, thương hiệu với CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ để được cấp giấy chứng nhận. (làm thủ tục hành chính, chi phí đi lại....)
Tuy nhiên, trong trường hợp công ty A  không  đăng ký với Cục Sở Hữu Trí Tuệ mà đăng trên các phương tiện truyền thông đại chúng, và các trang mạng xã hội thì cũng là một cách để quãng bá và tự bảo vệ thương hiệu mẫu mã của mình. Vì thời điểm công ty A đăng sản phẩm trên các phương tiện thông tin truyền thông thì sẽ là dấu mốc để đánh dấu sự có mặt của sảm phẩm trên thị trường. Nếu sau này có công ty X có giấy chúng nhận mẫu mã của Cụ Sở Hữu Trí Tuệ cấp về mẫu mã của sản phẩm. Và công ty X tranh chấp với công ty A về mẫu mã sản phẩm thì phải xem xét xem thời công ty X được cấp giấy là khi nào? và thòi điểm công ty A đăng trên truyền thông là khi nào ? 
Công ty nào có thời điểm công khai hoặc đăng ký trước thì được quyền sở hữu. 
hình minh họa
Ví dụ 2: Trường hợp công ty may mặc B cho người thiết kế logo - nhã hiệu cho sản phẩm của mình. Thời điểm khi thiết kế xong là 4/9/2012 không đến CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ để đăng ký độc quyền. Công ty cho in logo lên sản phẩm và bán ra thị trường và đồng thời đăng lên báo và các trang mạng xã hội để quãng cáo. 2 năm sau có công ty may mặc  Y viết đơn kiện công ty B về việc tranh chấp logo nhãn hiệu trên sản phẩm. Công ty Y đã đưa ra giấy chúng nhận sở hữu logo do CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ cấp ngày 18/10/2014. 
Như vậy về mặt lý luận thì giấy tờ thì công ty Y đã thắng, nhưng về mặt logic học thì không hợp lý. Ví rất có thể sau thời điểm công ty B bán sản phẩm ra thị trường và đăng quãng cáo lên báo thì công ty Y đã lấy "nhái" lại logo của công ty B và đem đi đăng ký SỞ HỮU TRÍ TUỆ. Công ty B có thể mời báo chí đã đăng quảng cáo cho mình đến để làm chứng, trên các trang mạng xã hội mà công ty B đăng quảng cáo cũng có thể truy xuất lại để là chứng cứ. Phần thắng về công ty B.
Trên thực tế đã sảy ra nhiều sự việc tranh chấp thương hiệu như thế này, người xét xử cần phải căn cứ vào thòi điểm thực tế, không thể viện dẫn luật một cách cứng nhắc được. 

Tác giả: Đồng Thanh.
Bài viết dự trên quan điểm phân xử tranh chấp thương hiệu của các nước trên thế giới, do đó chỉ mang tính chất tham khảo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét